https://eis.yru.ac.th/-/dragon222/

https://booking.yru.ac.th/-/rajagacor/

THUYẾT PHỤC | Library

THUYẾT PHỤC

Thuyết Phục
Tác giả: 
Jane Austen
Nhà xuất bản: 
Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
Năm xuất bản: 
03-2010
Vị trí: 

On display

Liên hệ:
028 3724 4270 - 3241
(Thư viện tầng 1)

Email:
library@hcmiu.edu.vn
Giới thiệu

Trong số các tác phẩm của Jane Austen, Thuyết Phục (Persuasion) có nội dung nồng nàn, sâu lắng nhất. Đặc biệt là sự miêu tả những trạng thái tâm hồn của nhân vật chính, Anne Elliot, trong quá trình trưởng thành: từ thơ ngây cả tin đến kinh động hoang mang rồi rắn rỏi cả quyết; từ bản tính dễ bị thuyết phục đến cá tính nhất quyết định đoạt cuộc đời mình.

Anne Elliot là con gái thứ hai của Tòng nam tước Walter Elliot, bị ông bố và chị khinh rẻ (có ý kiến so sánh như là Cinderella!). Tám năm về trước, Anne và anh Wentworth tha thiết yêu nhau trong khi anh này còn nghèo, không có gia sản, chưa có sự nghiệp. Vì nghe theo lời thuyết phục của Phu nhân Russell - người đóng vai trò mẹ đỡ đầu của cô - cho rằng Wentworth không xứng đáng, Anne cắt đứt quan hệ tình cảm với Wentworth. Bây giờ, Wentworth trở về sau khi hòa bình được tái lập, trong tư cách một đại tá với chiến công hiển hách và một gia sản to tát nhờ tiền thưởng trong cuộc chiến. Cùng lúc, ông bố đang lâm vào cảnh nợ nần do chi tiêu phung phí. Trong khi ấy, người thừa kế tài sản và tước vị của Ngài Walter là anh Elliot bắt lại mối quan hệ với gia đình ông và có ý muốn cưới Anne. Liệu Anne sẽ bị thuyết phục bởi viễn cảnh làm Phu nhân một tòng nam tước và cũng là bà chủ một gia sản to tát, hay cô lại bị Phu nhân Russell thuyết phục nhầm lẫn, hay cô sẽ thuyết phục anh Wentworth kiềm chế sự ghen tị và mặc cảm đối với anh Elliot mà nối lại cuộc tình?

Trong truyện này, tác giả đặc biệt xói mạnh vào giới quý tộc, mà biểu trưng là Ngài Walter với thói phù hoa thậm tệ. Vì thói phù hoa như thế mà ông chi li trong việc chọn người thuê nhà cho xứng với địa vị của mình: người thuê là Đô đốc thì nghe hay hơn là “Ông” được gọi một cách trống trơn. Rồi khi nghe tin vợ chồng Đô đốc Croft đến Bath, ông chỉ muốn tìm hiểu nơi cư ngụ của hai người để xem có xứng cho mình đến thăm hay không! Đến con gái lớn của ông cũng lây bệnh phù hoa của bố: sau khi cho thuê nhà rồi hai bố con đi ở thuê nơi khác, vợ chồng em gái từ xa đến mà cô chị cảm thấy khó xử nếu mời bên thông gia đến dùng bữa vì e bên ấy thấy số người hầu bàn ăn của bên mình ít hơn trước!

Khi xói vào giới trung lưu thì Thuyết Phục (Persuasion) cũng mạnh mẽ hơn các tác phẩm trước của Jane Austen. Dựa theo những nhận xét sơ khởi của Anne, tác giả dùng những từ ngữ miêu tả anh Elliot như “thanh nhã”, “dung dị”, “dễ mến”, “nhạy cảm , nhận thức sáng suốt , ý kiến hay”, “phán xét đúng lý”, “có nguyên tắc”, “thận trọng”, “lịch sự”.... Sau đó, Anne đâm ra hồ nghi vì anh “quá dễ mến”. Dần dà sự thật về con người anh bộc lộ: “tàn nhẫn”, “tráo trở”, “đạo đức giả”, “gian xảo”, “giả tạo”, “vô cảm”, “vô ơn”, “vô nhân tính”, “ích kỷ”, “lừa dối”. Còn ngôn từ nào khác để nêu bật hơn bản chất thật trái ngược với vẻ bề ngoài tốt đẹp?

Truyện Thuyết Phục (Persuasion) mang đến vài sắc thái mới lạ so với những tác phẩm trước của tác giả. Ví dụ như việc tả chân mọt số nhân vật ở giai cấp thấp, như chị Clay và chị Smith. Họ có những điểm xấu-tốt nhưng khác biệt với những cái xấu-tốt của giai cấp trung lưu và quý tộc. Tình thân ái giữa cô Anne Elliot thuộc giới quý tộc và chị Smith thuộc giới bần hàn cũng soi rọi một nét độc đáo trong sự nghiệp văn học cua Jane Austen. Riêng cô Điều dưỡng Rooke là hình tượng công nhân mới mẻ mà tác giả vừa miêu tả chi tiết vừa so sánh với giới có học vấn cao hơn nhưng vô dụng hơn.

Vì nhưng sắc thái trên mà tính nhân văn trong truyện Thuyết Phục (Persuasion) vô cùng thắm đượm, hơn hẳn những truyện trước của Jane Austen.

-theo nhasachphuongnam.com-